Nhân kỷ niệm 35 năm thảm kịch Bhopal, và hưởng ứng ngày Thế giới không sử dụng hoá chất trừ sâu, Mạng lưới hành động về Hoá chất trừ sâu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PANAP) đã phát hành một bộ phim tài liệu về việc trẻ em vẫn tiếp tục bị ngộ độc với các loại hoá chất trừ sâu độc hại.
“Cũng giống như thảm kịch khí Bhopal năm 1984 đã giết chết hàng ngàn người, bao gồm cả trẻ em, việc sử dụng các loại hoá chất trừ sâu trong nông nghiệp cũng đang gây độc tới vô số trẻ em trên toàn cầu ngày nay. Sau đó và bây giờ, các công ty hoá nông cũng vẫn tiếp tục gây tổn hại tới sức khoẻ và hạnh phúc của trẻ em mà không hề chịu trách nhiệm với những tổn hại do họ gây ra,” Bà Deepa Ravindran, Điều phối viên Chiến dịch Bảo vệ trẻ em khỏi các hoá chất trừ sâu độc hại cho biết.
Trong bộ phim tài liệu ngắn 20 phút có tựa đề “Trẻ em và Bị ngộ độc”, trẻ em được phát hiện đang tham gia vào lực lượng lao động trẻ em trong các trang trại trồng hoa ở Tamil Nadu, nhổ hoa trên các cánh đồng vừa mới phun hoá chất trừ sâu, và đôi khi còn tham gia hỗ trợ trong quá trình phun hoá chất trừ sâu. Trẻ em cũng thường xuyên bị ngộ độc trong mùa phun hoá chất trừ sâu trong các vườn soài ở Andhra Pradesh thông qua việc hít phải những luồng khí mang theo hoá chất trừ sâu bay đến các khu vực trường học và gia đình lân cận.
Trong hoạt động Giám sát hành động về sử dụng hoá chất trừ sâu trong cộng đồng do Mạng lưới hành động về Hoá chất trừ sâu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện tại các khu vực này, người ta đã phát hiện các hoá chất trừ sâu cực kỳ độc hại với trẻ em – như chlorpyrifos, lambda-cyhalothrin, cypermethrin, paraquat, và monocrotophos. Những loại hoá chất trừ sâu này được sản xuất bởi các công ty Ấn Độ và các công ty nông nghiệp xuyên quốc gia Big 4, bao gồm Dow Chemiclas, trước đây là Union Carbide của thảm kịch Bhopal.
Theo PANAP, các công ty sản xuất hoá chất trừ sâu phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, như quyền được sống, quyền được giáo dục, và quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất.
“Ngày nay, mối đe doạ từ các loại hoá chất phần nhiều không phải do việc rò rỉ khí mà là do tiếp xúc hàng ngày. Hoá chất trừ sâu có thể gây độc cho trẻ em ngay cả khi tiếp xúc với một liều lượng thấp. Ngay cả các chuyên gia y tế công cộng cũng tin rằng hoá chất trừ sâu chính là nguyên nhân gây ra “đại dịch thầm lặng” của các vấn đề phát triển về thần kinh ảnh hưởng đến trẻ em trên toàn thế giới hiện nay – từ việc khuyết tật học tập, tới Tăng độc giảm trí nhớ, và tự kỷ. Cần phải có các hành động quyết đoán hơn để ngăn chặn tình trạng ngộ độc với trẻ em,” bà Ravindran nói.
Để giúp bảo vệ trẻ em khỏi hoá chất trừ sâu, PAN khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang kêu gọi thành lập một vùng đệm không có hoá chất trừ sâu quanh các khu vực trường học ít nhất 1km. PAN cũng đang thúc đẩy một cơ chế quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý để cấm lưu hành và sử dụng các loại hoá chất trừ sâu độc hại cao (HHP) .
#NoPesticidesWeek2019
#CGFED
#PANAP