Một thiếu niên 15 tuổi ở Hậu Giang phải nhập viện Nhi đồng Cần Thơ cấp cứu với chẩn đoán ngộ độc phốt pho hữu cơ do hít phải hoá chất trừ sâu lâu ngày, khiến chất độc tích tụ. Cách nhập viện 1 ngày, em đột ngột sùi bọt mép, co giật toàn thân, tăng tiết đàm nhớt nhiều, được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Qua tìm hiểu được biết, do gia đình làm nông nên trong nhà có cất giữ khá nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó có thuốc trừ sâu nhóm phốt pho hữu cơ nên không loại trừ bệnh nhi bị ngộ độc phốt pho hữu cơ qua da hay qua đường hô hấp. Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân không nên chủ quan, cần đề cao cảnh giác, không cho trẻ đến gần nơi xịt thuốc trừ sâu. Cần mang đầy đủ các vật dụng bảo hộ khi tiến hành phun xịt thuốc; để thuốc xa tầm tay trẻ và được khóa cẩn thận.
(Bài viết của tác giả Tuấn Bảo trên Báo điện tử VTV News Ngày 23/6/2020 https://vtv.vn/suc-khoe/can-trong-tre-ngo-doc-phot-pho-huu-co-nang-do-hit-phai-thuoc-tru-sau-lau-ngay-20200623003655172.htm) |
Đây là một trong những câu chuyện không hiếm, chúng ta rất dễ đọc qua báo, đài, hay trên tivi.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ ở nông thôn, dễ bị tổn thương và tiếp xúc với các loại hoá chất trừ sâu ở nhà, xung quanh ruộng vườn, trường học, thậm chí qua thức ăn, nước uống, hít thở không khí; ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sự phát triển trí tuệ và hành vi của các em.
Tác động của hoá chất trừ sâu cũng làm suy giảm chất lượng môi trường sống: mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, hạt vi nhựa gần đây được tìm thấy trong thành phần hoá chất trừ sâu là một trong những yếu tố góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp sinh thái là phương pháp tiếp cận để hướng tới nông nghiệp bền vững và giúp bảo vệ con em chúng ta không bị tiếp xúc với các hoá chất trừ sâu độc hại.
Do đó, Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) với chủ đề Đánh bại ô nhiễm nhựa, Trung tâm Nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) kêu gọi cấm hoá chất trừ sâu độc hại cao (HHP), đặc biệt các hoá chất HHP đã bị EU cấm nhưng vẫn đang lưu hành và sử dụng tràn lan tại Việt Nam, góp phần vào sự tích tụ của hạt vi nhựa trong môi trường.
Cùng với PAN AP, CGFED đã và đang nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi các hoá chất trừ sâu độc hại (HHPs), đặc biệt là 20 loại hoá chất trừ sâu cực độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ em đã được mạng lưới Hành động về hoá chất trừ sâu quốc tế (PAN International) cảnh báo. Đồng thời, chúng tôi cũng đang nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân và các nhà hoạch định chính sách về tác động của hoá chất trừ sâu độc hại với trẻ em tại các cấp từ địa phương tới trung ương, đồng thời kêu gọi cần có sự quản lý chặt chẽ hơn đối hoá chất trừ sâu độc hại cao trên thị trường, đặc biệt là các HHPs nằm trong danh mục cấm của Liên Minh Châu Âu.
Để đảm bảo trẻ em có cơ hội phát triển trong một môi trường an toàn và lành mạnh, chiến dịch Bảo vệ Con em chúng ta khỏi các Hoá chất trừ sâu độc hại năm 2023 với chủ đề Hướng tới loại bỏ các Hoá chất trừ sâu độc hại (HHPs) vào năm 2023. Chiến dịch được thực hiện nhằm:
- Nâng cao nhận thức của phụ huynh, giáo viên, các nhà lãnh đạo địa phương và trẻ em về tác động của hoá chất trừ sâu đối với trẻ em, từ đó thúc đẩy tạo dựng môi trường lành mạnh, không có hoá chất trừ sâu cho trẻ em.
- Khuyến khích phụ huynh, trường học và địa phương tạo dựng một không gian lành mạnh và không có hoá chất trừ sâu để trẻ em phát triển khỏe mạnh.
- Kêu gọi và thúc đẩy người dân nghiêm túc xem xét mối đe dọa của hạt vi nhựa trong hoá chất trừ sâu và các vấn đề khí hậu do hoá chất trừ sâu gây ra
- Thúc đẩy chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách loại bỏ Thuốc trừ sâu có độc tính cao (HHPs) vào năm 2030.
Các hình thức tham gia chiến dịch cùng chúng tôi!:
- Tạo và chia sẻ các video ngắn về trẻ em thể hiện lý do tại sao các em muốn được sống trong một thế giới không bị ảnh hưởng bởi hoá chất trừ sâu/được ăn các sản phẩm nông nghiệp sinh thái/hướng đến các mục tiêu sức khoẻ thông qua một thông điệp ngắn, hình vẽ hoặc bài hát/điệu nhảy. Khuyến khích mọi ý tưởng sáng tạo ở các em!
- Video/hình ảnh có thể được tải lên trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và TikTok.
- Thông qua bản kiến nghị và vận động chính quyền địa phương thiết lập các vùng đệm không có hoá chất trừ sâu xung quanh trường học.
- Tổ chức các sự kiện (ví dụ: cuộc thi nghệ thuật, đạp xe, đá bóng, kể chuyện, làm vườn, chợ hữu cơ) có sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên để nêu bật nhu cầu của các em về một môi trường lành mạnh, không có hoá chất trừ sâu.
- Tải xuống và chia sẻ áp phích, đồ họa thông tin, video và các tài liệu khác trên trang chiến dịch POC của chúng tôi: bit.ly/POCToxicPesticides.
- Kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc loại bỏ dần các HHPs vào năm 2030 và áp dụng các giải pháp thay thế sinh thái nông nghiệp.
- Sử dụng các hastag cho chiến dịch:
#PesticidesFreeWorld
#AgroecologyNow
#HealthyFutureGoals
Quý vị có thể tải tờ tin tại đây: 5 June 2023_POC Newsletter