Cập nhật tình hình hiện tại
Hiện đang có mười một quốc gia (chiếm 28%) ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương có luật sơn chì. Ngân Hàng thế Giới đang làm việc với Cộng hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào để soạn thảo luật sơn chì. Chính phủ Malaysia cũng đã đồng ý xây dựng luật sơn chì và Chính phủ Indonesia đang làm việc với một tổ chức NGO trong nước để cân nhắc các phương án xây dựng luật sơn chì. Campuchia đang xây dựng luật sơn chì mới. Mông Cổ cũng đã bắt đầu xây dựng luật sơn chì. Trung Quốc thắt chặt các tiêu chuẩn sơn chì hiện hành vào tháng 3/2020 và có hiệu lực vào tháng 12/2020, và Việt Nam đã thông qua luật sơn chì mới vào tháng 12/2020.
Việc xét nghiệm hàm lượng chì trong sơn đã được thực hiện ở 14 quốc gia tại khu vực này. Tuỳ thuộc vào quốc gia được nghiên cứu và mức độ mực tiêu, các mức độ hàm lượng chì trong sơn vượt quá hàm lượng mục tiêu cho phép là 90ppm hoặc 600 ppm đã được phát hiện/tìm thấy trong khoảng 16% đến 95% các mẫu sơn. Chi phí kinh tế hàng năm của việc phơi nhiễm chì thời thơ ấu ở khu vực Châu Á là $699.9 tỷ đô la, hoặc tương đương với 1.88 CDP của khu vực.
Bản đồ 4: Các quốc gia trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã có Luật sơn chì kể từ Tháng 12/2020
Các hoạt động tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương:
- Dự án SAICM GEF đang tích cực làm việc với 13 quốc gia trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương để. tham vấn và hướng dẫn trực tiếp và qua các cuộc họp trực tuyến để thảo luận việc xây dựng luật sơn chì.
- Liên Minh Sơn Chì đã đóng góp ý kiến về các dự thảo luật sơn chì của Campuchia, Trung Quốc, và Việt Nam.
- 19 sự kiện đã được tổ chức tại 12 quốc gia trong khu vực trong Tuần Lễ Loại bỏ Chì trong sơn (ILPPW) 2020.
- Vào tháng 1/2020: Các tổ chức phi chính phủ thành viên tại Indonesia (Nexus 3) đã tổ chức Hội thảo khởi động khởi xướng các hoạt động quảng bá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và bắt đầu thảo luận với chính phủ và ngành công nghiệp sản xuất sơn về luật sơn chì tại Indonesia.
- Vào tháng 9/2020: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ môi trường liên hợp quốc (UNEP) đã gửi thư ngỏ tới các quốc gia trong khu vực nhằm khuyến khích các nước hành động về luật sơn chì và đã đạt được kết quả trong việc tiếp tục hỗ trợ tại một số quốc gia.
Hình: Số lượng các Quốc gia khu vực Châu Á & Thái Bình Dương có Luật sơn chì
Quốc gia |
Luật sơn chì |
Úc |
Giới hạn hàm lượng chì 1000 ppm đối với việc bán, sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu tất cả các sản phẩm sơn |
Bangladesh |
Giới hạn hàm lượng chì 90 ppm đối với các sản phẩm sơn trang trí |
Trung Quốc** |
Giới hạn hàm lượng chì 90 ppm đối với các sản phẩm sơn gỗ và sơn kiến trúc; 1000 ppm đối với các sản phẩm sơn công nghiệp và sơn xe |
Ấn Độ |
Giới hạn chì 90 ppm đối với sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm sơn gia dụng và sơn trang trí. |
Nepal |
Giới hạn chì 90 ppm đối với bất kỳ sản phẩm sơn được nhập khẩu, sản xuất, bán hay sử dụng. |
New Zealand |
Giới hạn chì 1000 ppm đối với tất cả các sản phẩm sơn được bày bán, sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. |
Philippines |
Giới hạn chì 90 ppm đối với các sản phẩm sơn kiến trúc, sơn trang trí, sơn gia dụng và sơn công nghiệp. |
Pakistan+ |
Giới hạn chì 100 ppm đối với các sản phẩm sơn (gốc dầu/men) nội thất và ngoại thất. |
Sri Lanka |
Giới hạn chì 90 ppm đối với sơn nhũ nội và ngoại thất hoặc giới hạn chì 600 ppm đối với sơn sàn và sơn men/gốc dầu; sơn dược sử dụng trong ngành xây dựng có chứa chì phải được dán nhãn như vậy, bao gồm cả hàm lượng chì. |
Thailand |
Giới hạn hàm lượng chì 100 ppm đối với tất cả các loại sơn |
Việt Nam* |
Giới hạn hàm lượng chì 600 ppm từ tháng 12/2020 và 90 ppm từ tháng 12/2025 đối với một số loại sơn |
*Mới từ 1/10/2019
**Luật hiện hành được sửa đổi
+Tình hình được cập nhật trong cơ sở dữ liệu của WHO