- Phòng chống – đây là yếu tố cần thiết đầu tiên của nguyên tắc phòng ngừa. Hoạt động phòng chống phải là hoạt động chính, không phải hoạt động giảm nhẹ. Phòng tránh sự phơi nhiễm là mối quan tâm chính, không phải xác định giới hạn phơi nhiễm như trong phương pháp đánh giá nguy cơ. Câu hỏi đặt ra không phải là mức độ phơi nhiễm có thể chấp nhận được là bao nhiêu mà việc phơi nhiễm có thể phòng tránh được hay không.
- Trách nhiệm ngược – điều này có nghĩa là đặt nghĩa vụ chứng minh sự an toàn lên bên gây ra ô nhiễm, không phải là đặt nghĩa vụ chứng minh tổn thương lên những đối tượng có khả năng bị tổn thương.
- Loại bỏ – mục tiêu cuối cùng của nguyên tắc phòng ngừa không chỉ là xử lý nguy cơ mà còn là loại bỏ các hóa chất độc hại. Đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs). Loại bỏ là biện pháp lâu dài duy nhất do các nguy cơ được cho là không thể xử lý.
- Định hướng cộng đồng – sức khỏe cộng đồng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nguyên tắc phòng ngừa. Sức khỏe và môi trường sống trong lành là quyền cơ bản của con người và phải được đặt trên các công ty và quyền lợi về lợi nhuận hợp pháp trong mỗi cộng đồng.
- Biện pháp đánh giá thay thế – thường thì về lâu dài các phương pháp không sử dụng hóa chất sẽ dần đáp ứng được nhu cầu sử dụng hóa chất hiện tại của con người.
- Sự không chắc chắn là một nguy cơ – “Không có bằng chứng không chứng minh sự trong sạch”. Do đó vì mục đích bảo vệ thì quá trình theo dõi những ảnh hưởng tiềm tàng của hóa chất lên sức khỏe và môi trường phải coi sự không chắc chắn là một nguy cơ.
- Tính khoa học/kỹ thuật – quá trình đánh giá sử dụng phương pháp phòng ngừa không phải là một quy trình tùy ý dựa trên mô tả đơn thuần và lo sợ không có cơ sở. Trái lại nó phải dựa trên bằng chứng khoa học và quy trình phân tích kĩ thuật phù hợp.
- Thông tin không hạn chế – việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa yêu cầu sự công bố và tiếp cận toàn quyền với những thông tin có liên quan đến việc đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn của hóa chất đối với sức khỏe con người và môi trường. Quá trình đánh giá nếu bị xem nhẹ hơn lợi ích của doanh nghiệp [ví dụ: các thông tin nội bộ của doanh nghiệp] đồng nghĩa với việc xâm phạm quyền cơ bản của con người về sức khỏe và môi trường sống lành mạnh.
- Tự do – hệ thống đánh giá nguy cơ dựa theo nguyên tắc đề phòng phải là hệ thống mở, dân chủ và toàn dân; không phải là sở hữu đặc quyền của bất kì nhà khoa học hay lãnh đạo chính phủ. Việc tham gia vào quá trình tham gia quyết định liên quan đến sức khỏe và môi trường sống là quyền cơ bản của mỗi cá nhân… Mỗi người có quyền tự quyết định hóa chất nào mà họ cần và hóa chất nào không, nguy cơ nào có thể chấp nhận và nguy cơ nào không. Đây cũng là sự mở rộng của vấn đề nhân quyền với sức khỏe vì thiếu đi nó vấn đề nhân quyền với sức khỏe không thể có được.
- Dựa trên nhu cầu – đánh giá nhu cầu sử dụng hóa chất là một phương pháp tích hợp và toàn diện để đánh giá nguy cơ trước khi cho phép đưa hóa chất vào sử dụng. Lợi ích của việc sử dụng hóa chất phải rõ ràng và quan trọng hơn những nguy cơ tiềm ẩn của nó.
Tiến sĩ Romeo Quijano, Đại học Phillipines
ĐẦU ĐỘC TƯƠNG LAI TRẺ EM VÀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT