Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, 79 quốc gia có các biện pháp kiểm soát ràng buộc về pháp lý để hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu và bán các sản phẩm sơn có chì, chiếm 41% tổng số các quốc gia trên toàn cầu.
Ở nhiều quốc gia, việc sử dụng sơn có chì để trang trí nhà và trường học không bị cấm, tạo ra nguy cơ đáng kể về việc tiếp xúc với chì ở trẻ em. Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự phơi nhiễm chì từ sơn là thiết lập luật pháp quốc gia, bao gồm luật pháp, quy định và/hoặc các tiêu chuẩn ràng buộc pháp lý phù hợp, cấm sử dụng các chất phụ gia chì trong sơn. Các quốc gia chưa ban hành luật đều được khuyến khích ban hành và thực thi pháp luật, quy định và/hoặc tiêu chuẩn quốc gia có hiệu lực để ít nhất cũng dừng việc sản xuất, nhập khẩu và bán các loại sơn trang trí nhà có chứa chì. Các quốc gia cũng được khuyến khích xem xét việc hạn chế chì trong tất cả các loại sơn.
Bản đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ phần trăm các quốc gia có luật sơn chì tính đến tháng 12 năm 2020 trong phạm vi từng khu vực trong số sau khu vực của UNEP.
Bảng phía dưới liệt kê theo khu vực các quốc gia đã có luật sơn chì.
Các quốc gia chỉ áp dụng các biện pháp kiểm soát ràng buộc về mặt pháp lý đối với lớp phủ có chứa chì được sử dụng trên đồ chơi của trẻ em không được tính trong bản cập nhật này. Loại bỏ sơn chì trên đồ chơi của trẻ em chỉ bảo vệ được một phần nào, vì nó không giải quyết được các loại sơn trang trí trong nhà với nguy cơ phơi nhiễm chì nhiều và rộng hơn. Tương tự như vậy, các quốc gia chỉ phê chuẩn Công ước về Chì trắng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1921 (Số 13) cấm sử dụng chì cacbonat và chì sunfat trong sơn cũng không được bao gồm trong bản cập nhật này. Vì các hợp chất chì này không còn được sử dụng rộng rãi trong sơn nên chỉ riêng công ước của ILO sẽ không mang lại đủ lợi ích trong việc gỉam thiểu nguy cơ phơi nhiễm chì.
(Tất cả các dữ liệu đều từ WHO: Các quy định và kiểm soát về sơn có chì, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (cơ sở dữ liệu). Đây là bản cập nhật được cung cấp hàng năm bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) với sự hỗ trợ của Liên minh Toàn cầu Loại bỏ sơn Chì (Lead Paint Alliance). Ưu tiên chính của Liên minh sơn chì là thúc đẩy việc thiết lập luật sơn chì ở tất cả các quốc gia. UNEP và Tổ chức Y tế Thế giới đóng vai trò là Ban thư ký chung cho sáng kiến tình nguyện quốc tế này.)
CGFED lược dịch.
Nguồn: https://wedocs.unep.org/bitstream/handle/20.500.11822/35105/GS-2020.pdf?sequence=1&isAllowed=y