“Hóa chất bảo vệ thực vật có thực sự cần thiết ?”
Nghiên cứu “Kiến thức – Thái độ – Hành vi (KAP) trong việc sử dụng hoạt chất Chlorpyrifos và Paraquat – Tác động của chúng lên sức khỏe và môi trường” được thực hiện bởi 03 Tổ chức RCRD, CGFED và SRD trong năm 2014 dưới sự tài trợ của tổ chức Mạng Lưới PAN AP tại 03 vùng sinh thái trong cả nước (An Giang, Nam Định và Phú Thọ) đã cho thây có tới 86% nông dân đồng ý rằng hóa chất trừ sâu, bệnh, diệt cỏ là chất độc và ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân cũng như làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước; 91% ND sử dụng Chlorpyrifos cho mục đích định kỳ, phòng ngừa sâu hại.ND An Giang có tần suất sử dụng hóa chất nông nghiệp nhiều hơn các địa phương hoặc mô hình khác; Có 92.2% ND cho rằng các hoạt chất Paraquat và Chlorpyrifos ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Ngày 27/11/2014 tại Hà Nội, RCRD, CGFED và SRD cũng đã tiến hành tổ chức Hội thảo Quốc gia “Xóa bỏ lệ thuộc vào Hóa chất bảo về thực vật – Những khoảng trống cần lấp đầy” thu hút hơn 70 đại biểu đến từ các Bộ, cơ quan Trung ương như Cục bảo vệ thực vật, các Viện nghiên cứu/ chính sách và cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, các cơ quan thuộc cấp tỉnh như Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở ban ngành liên quan các tỉnh Nam Định, Phú Thọ, An Giang; Các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường. Đặc biệt là sự tham gia của các nông dân tại ba tỉnh Phú Thọ, Nam Định, An Giang- những người trực tiếp sử dụng các hóa chất và chịu ảnh hưởng từ những hóa chất đó.
Các đại biểu tham dự đã thảo luận về cho rằng việc xóa bỏ lệ thuộc vào hóa chất Bảo vệ thực vật độc hại là mong muốn chung. Và những khoảng trống về về chính sách, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, thương mại, quyền người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội của nông dân, của các tổ chức xã hội dân sự cần được lấp đầy trong thời gian tới.
Hội thảo tham vấn với các Chuyên gia và Cán bộ Y tế nhằm Thúc đẩy hoạt động Giám sát về việc sử dụng Hoá chất trừ sâu đựa vào Cộng đồng (CPAM) được diễn ra từ ngày 03 – 05/07/2018 tại Hà Nội với sự tham gia của các tổ chức đến từ 10 quốc gia, là thành viên Mạng lưới hành động về Hóa chất trừ sâu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và đại diện các chuyên gia y từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Cục bảo vệ thực vật, Đại học Y tế công cộng tại Việt Nam. Hội thảo tham vấn đã trình bày và thảo luận cụ thể các vấn đề: phơi nhiễm hoá chất trừ sâu và tác động của nó đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em và xây dựng các hoạt động giám sát và nghiên cứu để tăng cường việc ghi chép những tác động của hoá chất trừ sâu đối với sức khoẻ con người và môi trường.
Những nỗ lực trên cùng với các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, hoạt động thúc đẩy các mô hình nông nghiệp sinh thái hữu cơ của CGFED và các tổ chức đối tác cũng đã góp phần cho những thay đổi tích cực về chính sách quản lý hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
– Ngày 8/2/2017, Bộ NNPTNT quyết định loại trừ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat khỏi danh mục cho phép.
– Ngày 12/02/2019, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT đã ký Quyết định số 501/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hóa chất#Chlorpyrifos Ethyl và #Fipronil ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, kèm theo đó 228 loại thuốc thương phẩm có chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl và 152 loại thuốc thương phẩm có chứa hoạt chất Fipronil (trong đó có 10 loại thuốc thương phẩm có chứa cả hai hoạt chất này)
👉Link quyết định:
http://www.ppd.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=quan-ly-thuoc-bvtv/Quyet-dinh-so-501QD-BNN-BVTV-ve-viec-loai-bo-thuoc-bao-ve-thuc-vat-chua-hoa-chat-Chlorpyrifos-Ethyl-va-Fipronil-ra-khoi-Danh-muc-thuoc-bao-ve-thuc-vat-duoc-phep-su-dung-tai-Viet-Nam-1351
CGFED