Hưởng ứng “Tuần lễ không sử dụng hóa chất trừ sâu 2018”
Việc đưa những sản phẩm an toàn và lành mạnh đến tay người tiêu dùng đang ngày càng được nhiều người quan tâm trước nguy cơ mất an toàn và vệ sinh thực phẩm, trong bối cảnh sức khỏe con người và môi trường đang ngày càng bị tác động tiêu cực do lạm dụng hóa chất trừ sâu, bệnh, diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp.
Trước bối cảnh đó, những người nông dân tiên phong đã và đang cố gắng sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sinh thái, hạn chế hoặc không sử dụng hóa chất trừ sâu, bệnh, diệt cỏ và các hóa chất kích thích tăng trưởng – an toàn cho xã hội.
Để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp sinh thái đó tới tay người tiêu dùng và cũng là cơ hội để tuyên truyền và thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người và môi trường, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Hải Hậu tổ chức Phiên chợ nông sản tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Phiên chợ giúp nông dân trực tiếp đem sản phẩm đến với người tiêu dùng, để khách hàng có thể trao đổi chia sẻ với người nông dân sản xuất nông nghiệp sinh thái, hiểu rõ cách mà họ làm ra sản phẩm, cũng như chia sẻ những khó khăn vất vả của người nông dân khi làm ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn đó.
Phiên chợ được tổ chức tại:
· Địa điểm: Xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu
· Thời gian: 02/12/2018
TUẦN LỄ KHÔNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRỪ SÂU 2018
Mạng lưới hành động về Hóa chất Trừ sâu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PAN-AP) kêu gọi các tổ chức, cá nhân hành động chấm dứt việc sử dụng hóa chất trừ sâu có độ nguy hại cao trong chiến dịch “Tuần Lễ Không Sử Dụng hóa chất Trừ sâu” từ 3-10/12/2018
Chiến dịch hàng năm “Tuần lễ Không Hóa chất trừ sâu” được bắt đầu từ ngày 3/12/2014 để tưởng nhớ hàng nghìn người đã chết và hàng chục nghìn người vẫn đang và sẽ còn chịu hậu quả của thảm họa Bhopal. 30 năm đã trôi qua kể từ ngày 3/12/1984, nhà máy hóa chất Down (tiền thân là Union Carbide) tại Bhopal, Ấn Độ đã rò rỉ 47 tấn khí hóa chất độc hại đã gây ra những hậu quả nặng nề. Theo chính phủ Ấn Độ ghi nhận có 5295 đã người chết và rất nhiều người bị ảnh hưởng di chứng nặng nề của tham họa này.
Nguồn: CGFED