Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 70 vào năm 2015, là kết quả từ những phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với những thách thức phát triển toàn cầu hiện nay. Những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Chương trình 2030 được kết nối với nhau, nhằm lồng ghép ba chiều của phát triển bền vững: Kinh tế, Xã hội và Môi trường.
17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam bao gồm 115 mục tiêu cụ thể, tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu theo Văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững”.
Được sự hỗ trợ của Diễn đàn về Phụ nữ, Phát luật và Phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APWLD), Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và Liên minh Hành động vì sự phát triển các tổ chức xã hội Việt Nam (CSA Việt Nam) đã và đang giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam thông qua việc xây dựng báo cáo “Công lý phát triển con người”. Báo cáo tập trung cho 2 mục tiêu: mục tiêu số 5 – “Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái” và mục tiêu số 8 – “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người”.
Hội thảo tham vấn là một trong các hoạt động nhằm tập hợp ý kiến của đại diện các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự, các chuyên gia về việc thực hiện hai mục tiêu phát triển bền vững nói trên, từ đó làm cơ sở để xây dựng báo cáo “Công lý phát triển con người”
Đã có hơn 40 thành viên tham dự tại hội thảo đến từ các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và các chuyên gia liên quan đến vấn đề Giới và Việc làm. Tại hội thảo, các chuyên gia và CSOs đã đóng góp ý kiến về ềcác chỉ sốố giám sát cho 2 mục tiêu và các dữ liệu cho việc xây dựng báo cáo.
Hội thảo được diễn ra vào ngày 06/12/2018 tại Hà Nội.