Nhóm công lý môi trường BAN toxics cùng với Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) đã chỉ ra rằng Bổ sung lệnh cấm xuất khẩu công ước Basel vẫn còn đang nằm trong kho trong một cuộc Hội thảo được tổ chức ngày 3 tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội.
Hội thảo nhấn mạnh những quan niệm không chính xác về cấm chôn lấp rác thải độc hại, trong đó có dòng chảy không kiểm soát được của rác thải điện tử (e-waste) từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển – trong đó có Việt Nam và Philippines – thông qua các kênh hợp pháp và bất hợp pháp. Ở Việt Nam, dòng chảy của rác thải điện tử được tạo điều kiện hợp pháp thông qua tạm nhập và tái xuất các thiết bị điện tử cũ, và thông qua các kênh bất hợp pháp như sơ hở của hải quan và buôn lậu qua biên giới.
“Việt Nam đang ở tư thế sẵn sàng phê chuẩn bổ sung lệnh cấm xuất khẩu công ước Basel đặc biệt là pháp luật quốc gia của chúng ta thậm chí là còn chặt chẽ hơn cả lệnh cấm xuất khẩu”, bà Phạm Hương Thảo giải thích thêm rằng “Vậy nên chúng ta cần phải hiểu rõ hơn những gì đang ngăn cản chính phủ xem xét lại chính sách quốc gia để phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu”
Bổ sung lệnh cấm xuất khẩu công ước Basel, đèn hiệu cho công lý môi trường toàn cầu, cấm xuất khẩu chất thải nguy hại từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển dưới bất kỳ lý do nào, bao gồm xử lý rác thải và tái chế.
Tại Hội thảo Trung tâm vùng Đông Nam Á về Công ước Basel cũng chia sẻ kinh nghiệm Malaysia và Indonesia sau khi đã thông qua việc sửa đổi, và trường hợp nghiên cứu của Philippines và Việt Nam, tập trung vào các cơ hội và thách thức mỗi quốc gia phải đối mặt với nó khi xem xét phê chuẩn bổ sung lệnh cấm xuất khẩu.
Đã hơn 15 năm kể từ khi bổ sung lệnh cấm xuất khẩu công ước Basel được ban hành và đã đến lúc phải xóa bỏ những nhận thức sai lệch xoay quanh nó. Gutierrez lý giải ‘Thông thường, như chúng ta thấy, sự lưỡng lự, thiếu quyết đoán trong việc phê chuẩn là do tâm lý bất an và mối quan ngại của một quốc gia đối với phương thức quản lý nguồn chất thải bên trong quốc gia đó’- trích lời của luật sư Richard Guitierrez, Giám đốc điều hành BAN Toxis, khi cập nhật thông tin mới về những vấn đề hiện tại xoay quanh Bổ sung lệnh cấm xuất khẩu công ước Basel.
Theo chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), chất thải điện tử chứa hơn 1000 các hợp chất khác nhau, trong đó chủ yếu chứa các thành phần kim loại, kim loại nặng, các chất hữu cơ và các độc chất khác ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường.
Ngoài ra, các độc tố trong thiết bị điện tử cũ thấm ra môi trường sẽ rất khó để xác định, làm cho con người và các sinh vật sống khác dễ bị gây tổn hại do những độc tố của nó có thể gây ra. Hóa chất ẩn chứa nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh thường rất khó điều trị và có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người như ung thư, bệnh hô hấp, tim mạch và các bệnh thần kinh.
Ước tính có khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử được sản xuất mỗi năm. Theo UNEP, chỉ có 15-20% rác thải điện tử được tái chế, trong khi phần còn lại đi vào các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và lò đốt.
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng hay công ước Basel là hiệp ước quốc tế được thiết kế để giảm vận chuyển các chất thải nguy hại giữa các quốc gia, và đặc biệt để ngăn chặn chuyển giao chất thải nguy hại từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển. Việc bổ sung đã được đưa ra vào năm 1995 để ngăn cấm việc nhập khẩu chất thải điện tử từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.
====