Mạng lưới Hành động vì Hoá chất trừ sâu Khu vực Châu á và Thái Bình Dương (PANAP)
Nông nghiệp sinh thái: Lối thoát cho Nạn Đói và Khủng hoảng COVID-19
Người dân sống ở các khu vực nông thôn trên toàn cầu đang phải chịu cảnh đói nghèo gia tăng trướcnhững thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Chương trình Lương thực Thế giới ước tính số người phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng sẽ tăng lên 265 triệu người trong năm nay, tăng 130 triệu người so với năm 2019, do tác động kinh tế của COVID-19. Mất việc làm và thu nhập trên tất cả các lĩnh vực đã đặc biệt tác động đến những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất – nông dân sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, công nhân nông nghiệp, ngư dân, những người dân bản địa, phụ nữ và thanh niên. Các nhà sản xuất thực phẩm, mặc dù đã được chứng minh là một trong những người lao động quan trọng và cần cù nhất thế giới, vẫn nằm trong số những người dễ bị tổn thương nhất và dễ mất an ninh lương thực nhất trong suốt đại dịch.
Các hệ thống lương thực được thống trị bởi chủ nghĩa tư bản độc quyền, vốn vẫn đặt lợi nhuận lên trên hết, thường xuyên tham gia vào việc phá huỷ môi trường và gây ô nhiễm độc hại trên diện rộng đối với các hệ sinh thái. Sự mất cân bằng sinh thái được gây ra bởi nhiều thập kỷ áp dụng những thực hành nông nghiệp không bền vững đã được thừa nhận rộng rãi là nguyên nhân làm gia tăng các mầm bệnh mới như COVID-19. Hơn nữa, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm đã thất bại trong việc “cung cấp thức ăn cho thế giới” hoàn toàn chỉ thông qua các phương tiện công nghệ thúc đẩy lợi nhuận – việc sử dụng các giống cây trồng năng suất thương mại cao, các loại hạt giống biến đổi gien và hoá chất trừ sâu độc hại do một số ít các tập đoàn kiểm soát. Thay vào đó, những sản phẩm này cuối cùng cũng đã làm suy yếu, suy kiệt sức khoẻ và chất lượng sống, và những người sản xuất thực phẩm trở thành mắc nợ, cũng như dẫn đến sự mất mát đáng báo động của các loại hạt giống truyền thống và đa dạng sinh học.
Càng ngày càng có nhiều người dân nông thôn đang bị mất đi các quyền và cơ hội tiếp cận với đất đai và các tài nguyên thiên nhiên của họ, chủ yếu là do việc chiếm đất để trồng cây hướng đến xuất khẩu nhằm mục đích thu tiền và các dự án huỷ hoại môi trường, phá huỷ các nguồn sinh kế và văn hoá, phá hoại quyền được cung cấp lương thực của toàn thể cộng đồng các quốc gia, đặc biệt là ở phía Nam bán cầu. Các chính sách Tân tự do đã làm suy yếu việc sản xuất và tiêu thụ lương thực bền vững của cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của các nước giàu hơn hoặc các ngành công nghiệp lớn – sự điên rồ của điều này đã được phơi bày trong đại dịch, với hàng triệu người dân nông thôn phải bỏ việc hoặc bị trả “mức lương chết đói” do các nhà máy bị đóng cửa hoặc việc thu hẹp nhu cầu trong các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng.
Trước đại dịch, nhiều thanh niên nông thôn đã bị buộc phải di cư đến các khu vực thành thị do lương thấp trong các ngành công nghiệp nông nghiệp, hoặc phải kiếm thêm thu nhập cho cả các gia đình làm nông đang nợ nần triền miên. Với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19, nhiều người đã bị buộc phải quay trở về làng quê của họ, tạo ra sự căng thẳng cho nền kinh tế nông thôn vốn dĩ đã yếu và kém phát triển.
Đại dịch COVID-19 đã đẩy lên một tiêu điểm gay gắy về việc các hệ thống hiện tại – bao gồm cả các hệ thống lương thực – đã thất bại thảm hại trong việc duy trì và cung cấp các quyền và nhu cầu cơ bản nhất của người dân. Đại dịch đã đẩy thế giới vào cơn suy thoái, nhưng cũng đặt con người và các phong trào lên đỉnh cao của sự thay đổi. Ngay cả trước khi xảy ra đai dịch, ngày càng có nhiều công nhận rằng cần có cách tiếp cận theo hướng các hệ thống lương thực đối với an ninh lương thực để giải quyết nạn đói trên thế giới, nhận định này đã được củng cố bởi thông báo của Liên Hợp Quốc về Hội nghị thượng đỉnh về các Hệ thống Lương thực vào cuối năm ngoái. Nhưng các tập đoàn nông nghiệp, hoặc đang thực hiện lời kêu gọi thay đổi triệt để các chính sách, hoặc sử dụng các vấn đề an ninh lương thực do đại dịch gây ra để củng cố hơn nữa quyền kiểm soát của họ đối với lương thực và nông nghiệp.
Sau đó nó hỗ trợ các tổ chức Xã hội dân sự (CSO) và các phong trào của người dân nhằm đảm bảo rằng các nhu cầu về lương thực và các quyền của người dân khu vực nông thôn trong giai đoạn đại dịch vẫn được lắng nghe và hiện thực hoá. Giờ cũng là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy việc thay đổi các hệ thống lương thực thực sự, và nông nghiệp sinh thái như một cách tiếp cận hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội đối với nông nghiệp bền vững và hệ thống thực phẩm mà ở đó, năng lượng của các thanh niên nông thôn có thể được khai thác.
Nông nghiệp sinh thái, dựa trên sự kết hợp của khoa học với kiến thức và tập quán địa phương và bản địa, nhấn mạnh việc canh tác hài hoà với các chu trình và quy trình tự nhiên. Cùng với chủ quyền lương thực của người dân – trong đó bao gồm quyền sở hữu đất đai và quyền sản xuất và tiếp cận thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và phù hợp với văn hoá – khi nền tảng của hệ thống lương thực thay đổi, nông nghiệp sinh thái có thể là một trong những cách tiếp cận và thoát khỏi khủng hoảng của nạn đói.
16 ngày Hành động Toàn cầu về Nông nghiệp sinh thái 2020: #Khaokhátđổithay
Từ năm 2016, Mạng lưới Hành động về Hoá chất trừ sâu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (PANAP) và các tổ chức đối tác đã tổ chức chiến dịch 16 ngày Hành động Toàn cầu về Nông nghiệp từ ngày 1-16 tháng 10 hàng năm như một chuỗi các hoạt động tập thể nhằm thúc đẩy Nông nghiệp sinh thái tiên tiến và Chủ quyền lương thực của con người. Năm nay, để phản ánh tình hình hiện tại giữa đại dịch COVID-19, chủ đề của chiến dịch sẽ là 16 ngày Hành động Toàn cầu về Nông nghiệp sinh thái 2020: Đấu tranh cho sự Thay đổi của các Hệ thống Lương thực!”. Sẽ là một phần của Chiến dịch toàn cầu mang tên #Khaokhátđổithay, chiến dịch được tổ chức nhằm thúc đẩy các quyền được hưởng các hệ thống lương thực công bằng, bình đẳng và bền vững. Vẫn như mọi năm, đỉnh điểm của chiến dịch sẽ vào ngày 16 tháng 10, được những người dân ở các vùng nông thôn trên thế giới kỷ niệm như là ngày Thế giới Xoá Đói nghèo, cùng với ngày Lương thực Thế giới của Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (UN FAO).
Qua chiến dịch 16 ngày Hành động Toàn cầu, chúng tôi muốn hướng tới:
(1) Phổ biến và thúc đẩy lời kêu gọi nông nghiệp sinh thái như một giải pháp thay thế cho nền nông nghiệp lạm dụng hoá chất, do doanh nghiệp kiểm soát và là các phương tiện để đạt được an ninh lương thực và chủ quyền lương thực của người dân;
(2) Thúc đẩy các sáng kiến và vai trò lãnh đạo của thanh niên trong phong trào nông nghiệp sinh thái;
(3) Nâng cao các nhu cầu về lương thực và quyền của người dân khu vực nông thôn trong bối cảnh đại dịch COVID-19;
(4) Phơi bày và chống lại những cách thức đa dạng mà các tập đoàn đang lợi dụng đại dịch để củng cố hơn nữa sự kiểm soát đối với lương thực và nông nghiệp của họ; và
(5) Thúc đẩy những thay đổi trong chính sách nông nghiệp và lương thực trước mắt và lâu dài tại các cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm đạt được các hệ thống lương thực công bằng, bình đẳng và bền vững hơn.
Bạn có thể làm gì để tham gia 16 ngày Hành động Toàn cầu 2020?
(1) Tổ chức một hoạt động tập thể hoặc thực hiện một hành động vào bất kỳ ngày nào trong khoảng từ 1 đến 16 tháng 10 nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn về lương thực và quyền trong bối cảnh đại dịch COVID-19, về những thay đổi trong chính sách nông nghiệp và lương thực nhằm giải quyết nạn đói nghèo, hoặc về nông nghiệp sinh thái. Bạn có thể liên kết với các tổ chức khác như hội nhóm nông dân, công nhân nông nghiệp, ngư nghiệp, những người dân bản địa, phụ nữ, thanh niên, các chuyên gia, các học viện, hoặc các nhóm vận động tương tự ở các quốc gia tương ứng.
Các hoạt động hoặc hành động có thể bao gồm, hoặc có thể là sự kết hợp của các hoạt động sau:
- Chụp ảnh và quay clip về tác động của đại dịch COVID-19 đối với người dân nông thôn và các nhu cầu, nguyện vọng cấp thiết của họ (tài liệu hoá)
- Nhiệm vụ cứu trợ và đoàn kết cho các cộng đồng đang có nhu cầu
- Tham vấn và đối thoại với các nhà hoạch định chính sách
- Tổ chứ các hoạt động Hội thảo và tập huấn
- Làm nông nghiệp tập thể
- Tổ chức các buổi thảo luận hoặc các cuộc họp/hội họp cộng đồng
- Tổ chức các diễn đàn công khai
- Huy động quần chúng (các buổi mít tinh, biểu tình, tuần hành, tẩy chay, v.v.)
- Tổ chức các lễ hội hoặc hội chợ trao đổi các loại hạt giống truyền thống
- Tổ chức các phiên chợ thực phẩm tại cộng đồng
- Các sự kiện văn hoá (nhà hát cộng đồng, nhảy tập thể, các xưởng nghệ thuật, trình diễn nấu ăn, v.v.)
- Phân phối/phổ biến đại trà các tài liệu truyền thông và giáo dục
Tuỳ thuộc vào tình hình và các giao thức hiện có tại mỗi quốc gia, các hoạt động có thể được tổ chức thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến (online).
(2) Đối tác ở các quốc gia có thể tập trung vào một loạt các vấn đề, và từ đó tổ chức các chiến dịch quốc gia cụ thể cho 16 ngày Hành động Toàn cầu 2020. Các vấn đề và chiến dịch có thể bao gồm:
- Những tác động của đại dịch COVID-19 đối với an ninh lương thực và người dân nông thôn và nhu cầu, nguyện vọng cấp thiết của họ
- Khủng hoảng sinh thái và vai trò của nông nghiệp sinh thái trong bảo vệ hoặc khôi phục đa dạng sinh học, hệ thống hạt giống và kiến thức truyền thống và địa phương, v.v.
- Nâng cao nhận thức về tác động sức khoẻ, môi trường và xã hội của các công nghiệ nguy hiểm như hoá chất trừ sâu và GMO
- Vận động chính sách hướng đến các hệ thống lương thực công bằng, bình đẳng và bền vững hơn, ví dụ: quảng bá nông nghiệp sinh thái, cấm sử dụng các loại hoá chất trừ sâu và GMOs, an toàn và phúc lợi của công nhân nông nghiệp
- Đề cao vai trò của phụ nữ và thanh niên trong phong trào nông nghiệp sinh thái
- Xác nhận quyền đối với nguồn đất, nước và tài nguyên
- Chống lại các chính sách Tân tự do trong nông nghiệp gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất lương thực nhỏ
- Bảo vệ quyền con người của người dân nông thôn trong bối cảnh đại dịch COVID-19
(3) Liên hệ với PANAP để các hoạt động dự định triển khai của bạn sẽ được bổ sung vào kế hoạch hoạt động chung cho tất cả các nhóm tham gia.
(4) Tham gia hoặc tổ chức các hoạt động phối hợp trong những ngày quan trọng này:
- 15 tháng 10: Ngày Quốc tế Phụ nữ Nông thôn
- 16 tháng 10: Ngày quốc tế xoá đói nghèo
(5) Đăng ảnh và clip của bạn lên mạng xã hội với logo, khẩu hiệu của chiến dịch và các nhu cầu. Đừng quên dán nhãn chúng tôi để chúng tôi có thể chia sẻ các hoạt động bạn đang làm!
(6) Sử dụng các hastag chính sau:
#Hungry4Change #AgroecologyNow #FoodAndRightsNow #Khaokhátđổithay #Nôngnghiệpsinhthái #Lươngthựcvàcácquyền