Theo một nghiên cứu mới nhất được công bố ngày 15/12/2020 bởi Mạng lưới Hành động về Hoá chất trừ sâu khu vực Châu Á Thái Bình Dương (PANAP), Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), học sinh ở ba huyện của Việt Nam thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất trừ sâu độc hại.
Đây là kết quả của sự kết hợp giữa hai nghiên cứu do các đối tác của PANAP thực hiện với tiêu đề Học sinh tại Việt Nam thường xuyên tiếp xúc với các loại Hoá chất trừ sâu cho thấy các em học sinh Việt Nam đã từng có những triệu chứng ngộ độ hoá chất trừ sâu bất cứ khi nào phải tiếp xúc với hoá chất trừ sâu trong gia đình và ở trường học cách đồng ruộng hoặc các khu vực canh tác nông nghiệp chưa đầy 1km, nơi các loại hoá chất trừ sâu thường xuyên được phun.
Có tổng số 140 em học sinh trung học cơ sở đã tham gia vào nghiên cứu do CGFED thực hiện tại các huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thuộc miền Bắc Việt Nam. Trong khi đó, có tới 80 học sinh và 20 thầy cô giáo tham gia vào nghiên cứu do SRD và trạm khuyến nông huyện Phú Lương thực hiện tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thuộc Đông Bắc Việt Nam. Tất cả các trường học được khảo sát đều nằm trong các làng sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu ghi chép rằng trẻ em có các triệu trứng ngộ độc sau khi tiếp xúc với hoá chất trừ sâu được phun từ các cánh đồng gần đó. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy trẻ em cũng tham gia vào việc đi mua và phun hoá chất trừ sâu cho bố mẹ; và thậm chí còn dùng tay không để trộn hoá chất trừ sâu. Trẻ em cũng thường xuyên chơi đùa trên những cánh đồng nơi cha mẹ các em làm việc và phun hoá chất trừ sâu.
Sau đây là những phát hiện chính từ nghiên cứu của chúng tôi:
Tại huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng:
- Đa số hoặc có tới 98.6% các em học sinh cho biết đã từng tiếp xúc với hoá chất trừ sâu ở nhà và ở trường. Các em tiếp xúc với hoá chất trừ sâu qua nhiều cách khác nhau, như chơi trên những cánh đồng sau khi hoá chất trừ sâu được phun (66%), tham gia vào việc mua và bán các loại hoá chất trừ sâu khi được bố mẹ yêu yêu cầu (48.6%), và cọ rửa bình phun hoá chất trừ sâu hoặc các dụng cụ cụ phun hoá chất (33%).
- Các em học sinh cho biết đã từng bị các triệu chứng mệt mỏi (91.4%), chóng mặt (57.9%), nôn hoặc buồn nôn (80.7%), đau đầu (76.4%), và khó thở (57.1%) sau khi tiếp xúc với hoá chất trừ sâu.
- Chỉ 24.4% học sinh tìm đến sự chăm sóc y tế sau khi có các triệu chứng ngộ độc xuất hiện.
Tại huyện Phú Lương
- Một phần ba hay 32.5% các em học sinh đã quay lại các cánh đồng mới được phun hoá chất trừ sâu để giúp cha mẹ các công việc đồng áng, như hái lá chè và thu hoạch rau. Có 11.2% các em cho biết đã từng dùng tay không để trộn hoá chất trừ sâu, trong khi có 12.5% các em giúp cha mẹ đi mua hoá chất trừ sâu.
- Đa số hoặc có tới 97.5% các em kể lại rằng mắt và da các em đã từng bị dính hoá chất trừ sâu.
- Một phần ba học sinh hay 36.2% các em bị nôn sau khi tiếp xúc với hoá chất trừ sâu mà theo các em mô tả là có mùi “khủng khiếp”.
Cũng theo phát hiện từ nghiên cứu này, các em gái cũng dễ bị tiếp xúc với hoá chất trừ sâu hơn do tham gia vào các hoạt động dựa trên vai trò giới truyền thống của các em, chẳng hạn như cọ rửa bình phun hoặc các thiết bị phun hoá chất trừ sâu.
Ở tất cả các huyện được khảo sát trong nghiên cứu đều không hề có hệ thống cảnh báo trước hiệu quả cho nông dân và các ban giám hiệu nhà trường trước khi phun hoá chất trừ sâu theo lịch trình. Các ban giám hiệu cũng không thể đóng cửa trường học và cho học sinh nghỉ khi hoá chất trừ sâu được phun trong các tiết học, bởi họ phải xin phép Sở giáo dục, ngoài ra việc liên tục đóng cửa trường học mỗi lần phun hoá chất trừ sâu là điều không thực tế.
Các thầy cô giáo chia sẻ rằng các loại hoá chất trừ sâu độc hại như glyphosate, paraquat, chlorpyrifos, thiamethoxam, cypermethrin, hexaconazole và fipronil vẫn thường được sử dụng trong các cánh đồng xung quanh trường học. Vào năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã chính thức cấm việc sử dụng paraquat, tuy nhiên vẫn có các báo cáo về việc loại hoá chất này vẫn đang được sử dụng. Trong khi đó, vào đầu năm 2019, vài tháng sau khi nghiên cứu thực địa này được tiến hành, Chính phủ Việt Nam đã chính thức cấm việc sử dụng chlorpyrifos và fipronil, hai laoij hoá chất nằm trong danh mục 20 loại Hoá chất trừ sâu cực kỳ độc hại, đặc biệt độc hại với trẻ em của PANAP.
“Nghiên cứu này là một lời nhắc nhở rằng hệ thống sản xuất nông nghiệp lạm dụng nhiều hoá chất hiện nay gây ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em. Cộng đồng quốc tế phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ trẻ em thông qua các hành động nhằm loại bỏ các loại hoá chất trừ sâu độc hại (HHP) trên toàn cầu.” là chia sẻ của bà Deeppa Ravindran, ĐIều phối viên chiến dịch của PANAP.
“Mặc dù việc Chính phủ Việt Nam đang thực hiện các bước để cấm một số hoá chất trừ sâu độc hại thuộc nhóm HHPs là điều đáng mừng, nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm hơn nữa để đảm bảo quyền được có sức khoẻ và hưởng môi trường sống trong lành của trẻ em nông thôn vốn được ghi rõ trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, là luôn luôn được tôn trọng”, bà Ravindran nói thêm.
P Các khuyến nghị của PANAP bao gồm việc ban hành một vùng đêm không hoá chất trừ sâu từ 1km trở lên xung quanh trường học như một biện pháp giảm thiểu rủi ro ban đầu; hỗ trợ nông dân thay thế hoá chất bảo vệ thực vật bằng các phương pháp canh tác nông nghiệp sinh thái; và khuyến khích các Chính phủ loại bỏ dần hoặc cấm các hoá chất trừ sâu độc hại, đặc biệt là 20 loại hoá chất trừ sâu khủng khiếp cực kỳ độc hại đối với trẻ em.
Link tải báo cáo đầy đủ