Nông nghiệp sinh thái là cần thiết để giải quyết Nạn đói và Khủng hoảng Khí hậu, Thanh niên đóng Vai trò Quan trọng
Năm nay, thế giới đã chứng kiến cách giới trẻ đã tự mình hành động khẩn cấp và thống nhất để thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới hành động về cuộc khủng hoảng khí hậu đang ngày càng tồi tệ đang đe doạ tương lai của họ và tương lai của cả hành tinh này. Các phong trào của người dân trên toàn thế giới đã nắm bắt được động lực để phơi bày các tập đoàn hoá nông – đặc trưng với sản xuất thâm dụng hoá chất, độc canh, mất đa dạng sinh học, chiếm đất, và phá rừng nhiệt đới – góp phần rất lớn vào khủng hoảng khí hậu. Những tiếng nói do thanh niên lãnh đạo từ bên dưới đã chỉ rõ rằng không có gì khác ngoài việc cần thiết phải thay đổi mô hình, đặc biệt là một cái gì đó cơ bản và bao gồm cả cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.
Hôm nay, ngày 16 tháng 10, Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới hàng năm và kêu gọi những nỗ lực đổi mới nhằm đạt được mục tiêu #Xoáđói. Nhưng đối với phần lớn dân số thế giới, Ngày Lương thực Thế giới đang đến gần với thực tế hơn. Theo ước tính mới nhất của FAO, số người bị đói ở mức 820 triệu. Ngày Lương thực Thế giới cũng dấy lên mối lo ngại về sự gia tăng của chế độ ăn uống không lành mạnh “do hậu quả của toàn cầu hoá”, với 1/5 số ca tử vong trên toàn thế giới có liên quan tới thói quen ăn uống không lành mạnh. “Các loại thực phẩm bổ dưỡng tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh là hoàn toàn không có sẵn hoặc còn đắt đỏ đối với nhiều người”, FAO thừa nhận.
Nạn đói và chế độ ăn uống không lành mạnh trên thế giới là kết quả của nghèo đói về cấu trúc, và đặc biệt là với trường hợp của những người trực tiếp sản xuất thực phẩm như hàng triệu nông dân sản xuất thực phẩm với quy mô nhỏ ở các nước nghèo, sự tàn phá lớn của nông nghiệp và mất chủ quyền lương thực dưới tác động của toàn cầu hoá. Nhiều người phải di dời và buộc phải trồng cây độc canh để xuất khẩu hoặc trở thành lao động trong các đồn điền do các doanh nghiệp hoá nông lớn điều hành. Họ không có đất riêng để trồng thực phẩm và hầu như không đủ để nuôi sống gia đình, cộng đồng của họ cũng thiếu thốn hơn nhiều. Trong những điều kiện của cái đói, cái nghèo và thiếu các cơ hội sinh kế, nhóm thanh niên nông thôn buộc phải di cư tới các thành phố và các nước khác để tìm kiếm cơ hội sinh kế tốt hơn, cơ hội việc làm tốt hơn, thường chịu điều kiện làm việc bóc lột với rất ít sự bảo trợ xã hội.
Việc áp dụng các loại hóa chất trừ sâu và công nghệ độc hại như các loại cây trồng biến đổi gen – một sự thúc đẩy việc kiểm soát độc quyền của các tập đoàn hoá chất xuyên quốc gia với sự hậu thuẫn của các chính phủ – đã đầu độc vô số các nhà sản xuất thực phẩm. Nông nghiệp thâm dụng hoá chất đang phá huỷ đa dạng sinh học trên quy mô lớn. Hoá chất trừ sâu đang giết chết các loài thụ phấn và làm ô hiễm hệ thống nguồn đất và nước, trong khi đó, “biến động di truyền” đang làm ô nhiễm đa dạng sinh học cây trồng và ảnh hưởng xấu đến việc tiết kiệm các loại hạt giống của người nông dân. Các giống cây trồng bổ dưỡng bản địa đã biến mất hoặc đang biến mất một cách nhanh chóng. Ngày nay, chỉ có 9 loài cây trồng chiếm 66% tổng sản lượng cây trồng, dù thực tế là trong suốt lịch sử đã có hơn 6000 loài cây đã được trồng làm lương thực. Tất cả những điều này có nghĩa là lương thực có sẵn đang ngày càng nghèo dinh dưỡng, chứa đầy các loại hoá chất độc hại, và được trồng theo cách có hại cho con người và môi trường.
Nạn đói đang ngày càng trầm trọng hơn do khủng hoảng khí hậu, bởi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng nhiều nhất đến cách cộng đồng nông nghiệp nghèo. Đồng thời, nông nghiệp vì lợi nhuận tự nó đã là một đóng góp lớn cho biến đổi khí hậu. Uỷ Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) trong Báo cáo về Biến đổi khí hậu và Đất đai năm 2019 đã ước tính rằng có tới 37% lượng khí thải nhà kính toàn cầu bắt nguồn từ hệ thống lương thực. Điều này, cộng với việc sử dụng các loại phân bón hoá học, các loại hoá chất trừ sâu, và các chất thải của động vật và sự biến mất của các bể chứa carbon do đốt cháy và chuyển đổi rừng, cỏ và vùng ngập nước cho các tập đoàn nông hoá. Ví dụ, các vụ hoả hoạn ở Amazon chủ yếu là do các lợi ích kinh doanh hoá nông lớn thúc đẩy việc xuất khẩu cây trồng và chăn nuôi gia súc là một phần của hệ thống cung cấp lương thực, thực phẩm toàn cầu không bền vững. Không nghi ngờ gì nữa, mô hình nông nghiệp thống trị sẽ chỉ dẫn đến tình trạng thêm nhiều khu đất và tài nguyên bị lấy đi, dẫn đến nạn đói và mất an ninh lương thực, dẫn đến chết chóc và bệnh tật, cũng như đẩy nhanh sự gia tăng thảm khốc của nhiệt độ toàn cầu.
Ngược lại, nông nghiệp sinh thái là một cách tiếp cận hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội đối với các hệ thống nông nghiệp và lương thực bền vững. Nông nghiệp sinh thái dựa trên các nguyên tắc sinh thái và xã hội và sự lồng ghép của khoa học với các tri thức và thực tiễn bản địa, nhấn mạnh việc canh tác hài hoà với các chu trình và quy trình tự nhiên, và cách tiếp cận chính trị về chủ quyền lương thực – bao gồm quyền được sản xuất và tiếp cận với lương thực đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với văn hoá.
Các thực hành nông nghiệp sinh thái của người nông dân đã có từ nhiều thế kỷ và đã nuôi sống nhiều thế hệ con người. Ngày nay, nông nghiệp sinh thái là trọng tâm của các cuộc đối thoại và các phong trào đổi mới đang diễn ra với sự tham gia của nông dân, các nhà khoa học, và phong trào xã hội. Ngay cả Hội đồng chuyên gia cấp cao về An ninh Lương thực Thế giới của FAO cũng công nhận nông nghiệp sinh thái là con đường chuyển tiếp quan trọng hướng tới hệ thống lương thực bền vững. Trong khi đó, Uỷ Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cũng khuyến nghị nông nghiệp sinh thái và đa dạng hoá để tăng cường khả năng phục hồi của các hệ thống thực phẩm trước biến đổi khí hậu.
Được dẫn dắt bởi PAN Châu Á Thái Bình Dương, Chiến dịch 16 Ngày Hành động Quốc tế về Nông nghiệp sinh thái đã được giới trẻ dẫn đầu và tham gia bởi hơn 40 tổ chức và các mạng lưới đối tác tại 20 quốc gia ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, và Châu Âu. Từ 1-16 tháng 10 năm 2019, rất nhiều hành động đã được thực hiện để nâng cao nhận thức và kêu gọi nông nghiệp sinh thái, tiếp cận khoảng 600,000 người. Chiến dịch 16 Ngày Hành động Quốc tế là bằng chứng cho thấy nông nghiệp sinh thái đang trên đà như một phong trào, từ cấp cơ sở cho tới cấp độ toàn cầu.
Chúng tôi kêu gọi các chính phủ chấm dứt các chính sách thúc đẩy các hệ thống tập đoàn hoá nông: điều này bao gồm cả việc sản xuất và sử dụng các loại hoá chất trừ sâu độc tố cao; thương mại hoá các giống cây trồng biến đổi gen; cướp đất và tài nguyên dưới vỏ bọc phát triển; nhà nước đàn áp những người bảo vệ môi trường và quyền đất đai; và cả các nhóm khác nữa. Các nhà hoạch định chính sách địa phương, quốc gia, và quốc tế phải đưa ra các cơ chế hỗ trợ nhằm thay thế nông nghiệp thâm dụng hoá chất bằng nông nghiệp sinh thái, và ban hành các chính sách nhằm đảm bảo cho người dân được tiếp cận với đất đai và tài nguyên, và thực hiện chủ quyền lương thực.
Thanh niên, bắt nguồn từ các phong trào xã hội của nông dân, các công nhân nông nghiệp, và những người sản xuất lương thực nhỏ có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái và giữ vững chủ quyền lương thực.
#YouthMarchOn for Agroecology and Food Sovereignty!
#AgroecologyNow!