Hệ thống lương thực lạm dụng hoá chất nông nghiệp và bị tri phối bởi các doanh nghiệp đã góp phần tạo ra các cuộc khủng hoảng về sức khoẻ, khí hậu, môi trường và kinh tế toàn cầu. Gần 1/4 lượng phát thải khí nhà kính là của ngành công nghiệp nông nghiệp. Lạm dụng hoá chất trừ sâu là nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học, đặc biệt là sự sụt giảm gần một nửa số loài côn trùng có vai trò quan trọng với hệ sinh thái và sản xuất lương thực. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hoá chất trừ sâu độc hại ngày càng gia tăng vì các hệ thống lương thực kiểu mới hiện nay ưu tiên sản lượng và lợi nhuận bằng việc trả giá về con người và hành tinh. Trong khi đó, nạn chiếm đất, phá rừng, và kiểm soát hạt giống của các tập đoàn hoá nông đối với nền nông nghiệp tiếp tục làm gia tăng tình trạng độc canh, làm mất đa dạng sinh học nông nghiệp cũng như hạt giống và kiến thức bản địa trên thế giới. Phụ thuộc các đầu vào độc hại, mang đậm tính thương mại dẫn đến sản xuất lương thực toàn cầu không còn bền vững, không đồng nhất và không an toàn, tiếp tục phá huỷ sinh kế của nông dân và hệ sinh thái, làm gia tăng nạn đói, bất bình đẳng xã hội và dịch bệnh.
Một hệ thống nông nghiệp và thực phẩm hiện đại hoá thực sự không chỉ hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, mà còn là một hệ thống bền vững về mặt sinh thái. Nông nghiệp sinh thái – một phương pháp tiếp cận canh tác hiệu quả, có khả năng phục hồi và bền vững – tích hợp khoa học tiên tiến với kiến thức và thực hành bản địa. Lấy gốc từ nguyên tắc chủ quyền lương thực của người dân (hoặc sức mạnh của người dân và cộng đồng để khẳng định và thực hiện quyền có lương thực và sản xuất lương thực), ngành nông nghiệp sinh thái do người dân làm chủ có thể chống lại các tập đoàn và các lực lượng khác đang phá huỷ các hệ thống sản xuất lương thực của người dân. Ở nhiều nơi trên thế giới, các cộng đồng nông thôn đang đấu tranh và duy trì các hệ thống lương thực đa dạng, nông nghiệp sinh thái thông qua canh tác tập thể, thay thế các loại hoá chất trừ sâu bằng các chất thay thế không sử dụng hoá chất, bảo tồn và chia sẻ hạt giống, đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền của người dân với đất đai và tài nguyên.
Hàng năm, Mạng lưới Hành động vì Hoá chất trừ sâu khu vực Châu Á Thái Bình Dương (PAN AP) và các đối tác tổ chức chiến dịch 16 Ngày hành động toàn cầu về Nông nghiệp sinh thái để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái và nâng cao chủ quyền lương thực của người dân. Chủ đề của chiến dịch năm nay là Tôn vinh các hệ thống lương thực nông nghiệp sinh thái, đa dạng. Bằng cách tôn vinh hệ thống lương thực đa dạng, bản địa và nông nghiệp sinh thái, chúng tôi tôn vinh sức mạnh và khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn đang giữ vững ranh giới, bảo vệ di sản và tương lai của lương thực và nông nghiệp.
Quý vị tham gia cùng chúng tôi bằng cách nào?
1) Thể hiện hành động trên mạng xã hội
Hãy chia sẻ các bức ảnh về thực phẩm địa phương, đa dạng và được canh tác theo phương pháp nông nghiệp sinh thái và/hoặc hình của bạn cầm trên tay các thông điệp của chúng tôi:
- Ngừng ngay việc sử dụng hoá chất trừ sâu!
- Chuyển đổi hệ thống lương thực!
- Đa dạng lương thực, không độc canh!
- Quyền được hưởng lương thực đa dạng và bổ dưỡng!
Sử dụng #Nôngnghiệpsinhthái, và hãy cùng chia sẻ các bức hình của chúng ta trên các nền tảng mạng xã hội! Đừng quên tag chúng tôi trên on Facebook, Twitter, và Instagram
2) Tổ chức lễ hội lương thực tại địa phương (nếu điều kiện dịch covid được kiểm soát tốt)
Tổ chức lễ hội lương thực tại địa phương nhằm tôn vinh các hẹ thống lương thực nông nghiệp sinh thái, đa dạng!
3) Tham gia liên hoan phim trực tuyến của khu vực
Vào ngày 15/10/2021, ngày Quốc tế Phụ nữ Nông thôn, chúng ta sẽ tổ chức buổi công chiếu các thước phim ngắn về nông nghiệp sinh thái do nông dân làm chủ. Hãy tham gia cùng chúng tôi bằng cách gửi các đoạn video/clip ngắn tới địa chỉ email: info@cgfed.org.vn