Đặt vấn đề
Nhiễm độc chì là có thể phòng ngừa được, tuy nhiên Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (1) đã ước tính trong năm 2017, phơi nhiễm chì chiếm 1,06 triệu ca tử vong và 24,4 triệu năm bị mất vì tàn tật và tử vong do ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài, với gánh nặng cao nhất ở các khu vực đang phát triển. Mối quan tâm đặc biệt là vai trò của phơi nhiễm chì trong sự gia tăng khuyết tật trí tuệ ở trẻ em.
Mặc dù có sự thừa nhận rộng rãi về tác hại của chì và nhiều quốc gia đã hành động, việc tiếp xúc với chì, đặc biệt là từ thời thơ ấu, vẫn là mối quan tâm chính đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và các quan chức y tế công cộng trên toàn thế giới.
Một nguồn quan trọng của việc tiếp xúc với chì trong nhà đặc biệt là ở trẻ em, là sơn có chứa hàm lượng chì cao. Những loại sơn này vẫn có sẵn rộng rãi và được sử dụng ở nhiều nước cho mục đích trang trí, mặc dù vẫn có các lưạ chọn thay thế tốt hơn mà không cần thêm chì.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững vào năm 2002, các Chính phủ đã kêu gọi loại bỏ chì. Liên Minh Toàn cầu về Loại bỏ Sơn chì (Liên minh Sơn chì) được thành lập vào năm 2011 nhằm thúc đẩy loại bỏ việc sản xuất và bán sơn có chứa chì và cuối cùng để loại bỏ những rủi ro mà các loại sơn đó gây ra. Một yêu cầu quan trọng để đạt được điều này là thiết lập các khung pháp lý quốc gia phù hợp để ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, bán và sử dụng các loại sơn có chì và các sản phẩm được phủ bằng sơn chì. Trong Kế hoạch hành động của mình, Liên minh sơn chì đặt mục tiêu đến năm 2020 tất cả các quốc gia nên có một khung pháp lý như vậy. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi WHO và Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP), phối hợp với Liên minh sơn chì, đến ngày 31/7/2019, chỉ có 72 Chính phủ xác nhận rằng họ có các biện pháp kiểm soát ràng buộc về mặt pháp lý đối với sơn chì.
Nhưng WHO có 194 quốc gia thành viên, do đó, vẫn còn một khoảng cách đáng kể để đạt được mục tiêu năm 2020 do Liên Minh sơn chì đặt ra là tất cả các quốc gia nên cấm sơn chì.
Trong việc loại bỏ sơn chì, các nước sẽ góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững sau đây:
- 9: Đến năm 2030, giảm đáng kể số người chết và bệnh tật do các hoá chất nguy hiểm, và sự ô nhiễm và nhiễm bẩn không khí, nước, và đất.
- 4: Đến năm 2020, đạt được sự quản lý tốt về môi trường đối với các hoá chất và tất cả các chất thải trong suốt vòng đời của chúng theo các khuôn khổ quốc tế đã thoả thuận và giảm đáng kể việc thải ra không khí, nước và đất để giảm thiểu tác động xấu đến sức khoẻ con người và môi trường.
Các mục tiêu:
Trong tuần chiến dịch, Liên Minh toàn cầu về Loại bỏ Sơn có Chì hướng tới:
- Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng sức khoẻ của ngộ độc chì
- Nêu bật các nỗ lực của các quốc gia và đối tác trong việc ngăn chặn ngộ độc chì, đặc biệt là ở trẻ em; và
- Thúc giục hành động tiếp theo để loại bỏ sơn chì thông qua những hành động về pháp lý ở cấp quốc gia
#ILPPW2019 #BanLeadPaint
(1)Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME). So sánh GBD, Seattle, WA; IHME, Đại học Washington, 2018. Có sẵn trên….