Tại hội nghị, Bà Phạm Thị Minh Hằng, đại diện trung tâm CGFED đã đưa ra những can thiệp về vấn đề “Hóa chất độc hại trong ngành công nghiệp điện tử”.
Các thông tin về báo cáo, can thiệp, kinh nghiệm và tác động của các chính sách mới nổi trong khu vực về chủ đề “chì trong sơn”, dược phẩm, hóa chất, rác thải điện tử được các thành viên IPEN đem ra thảo luận trong suốt phiên họp.
Bà Phạm Thị Minh Hằng đã nhấn mạnh đến một số điểm được coi là vấn đề quan trọng liên quan đến “hóa chất độc hại trong ngành công nghiệp điện tử”.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử hiện là ngành xuất khẩu số 1 trong cả nước. Trong khi đó, phụ nữ chiếm khoảng 80% lực lượng lao động và cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về các điều kiện làm việc của phụ nữ trong ngành công nghiệp điện tử.
Trong nghiên cứu “Những câu chuyện về công nhân nữ trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam” cho thấy:
➡️Trong ngành công nghiệp điện tử không có quy định cụ thể về vấn đề an toàn nơi làm việc để bảo vệ sức khoẻ của người lao động.
➡️Không có công nhân nào nghĩ đến việc làm sạch các sản phẩm có chứa hóa chất hoặc phơi nhiễm từ việc sử dụng hóa chất ở nơi khác trong nhà máy.\
➡️Các công nhân nữ đã đưa ra một loạt các tác động về sức khoẻ như ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt khi làm việc. Sảy thai được báo cáo là “chuyện rất thường thấy nếu họ còn trẻ.”
Chi tiết báo cáo của các nước tại hội nghị xem tại link sau:
http://ipen.org/site/saicm-regional-meetings-2018
CGFED