Chiến dịch 16 Ngày Hành động Toàn Cầu về Nông nghiệp Sinh thái 2020
Ngày 1/10/2020, Mạng lưới Hành động vì Hoá chất Trừ sâu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (PAN AP) và các đối tác trên toàn cầu đã phát động chiến dịch 16 ngày Hành động toàn cầu về Nông nghiệp sinh thái 2020 với chủ đề “Đấu tranh cho sự thay đổi của các hệ thống lương thực!” trong bối cảnh người dân nông thôn đang phải đối mặt với những thách thức của cuộc khủng hoảng đói nghèo do đại dịch COVID-19 gây ra.
Chiến dịch 16 ngày Hành động Toàn cầu về Nông nghiệp Sinh thái là chiến dịch được tổ chức hàng năm từ ngày 1 đến ngày 16 tháng 10 nhằm thúc đẩy nông nghiệp sinh thái như một giải pháp thay thế cho nền nông nghiệp dựa vào hoá chất và để đạt được chủ quyền lương thực của người dân. Năm nay đã là năm thứ 6 triển khai, và chiến dịch toàn cầu năm 2020 tập trung vào hoàn cảnh của những người dân nông thôn trong đại dịch, cũng như những nhu cầu và nguyện vọng của họ đối với những thay đổi cơ bản trong hệ thống lương thực và nông nghiệp.
“Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khẳng định điều mà các cộng đồng nông thôn trên khắp thế giới điều biết – các hệ thống lương thực phổ biến bị chi phối bởi các tập đoàn nông nghiệp chỉ chú trọng tìm kiếm các lợi nhuận khổng đang thất bại. Chẳng hạn, cần có sự thay đổi triệt để về cách thức chúng ta sản xuất thực phẩm. Nông nghiệp sinh thái đem đến cho chúng ta cách thức sản xuất thực phẩm khả thi hơn theo cách bảo vệ môi trường và thúc đẩy quyền của nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm trực tiếp khác”, bà Sarojeni Rengam – Giám đốc điều hành PAN AP phát biểu.
Bà Rengam nhấn mạnh rằng các phương pháp tiếp cận nông nghiệp sinh thái trong sản xuất lương thực có thể chỉ thực sự bền vững và có lợi nếu được theo đuổi trong bối cảnh cải cách nông nghiệp đang diễn ra triệt để và phát triển nông thôn lâu dài. “Nông nghiệp sinh thái chỉ có thể phát triển mạnh khi đất đai và cá nguồn lực sản xuất cần thiết để sản xuất lương thực không bị cản trở bởi sự kiểm soát độc quyền của doanh nghiệp hoặc chủ đất”, bà Rengam chỉ ra.
Một số hoạt động sẽ được tổ chức tại các quốc gia khác nhau trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Mỹ La-tinh, Bắc Mỹ và Châu Phi như một phần trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng chiến dịch 16 ngày Hành động Toàn Cầu. Các hoạt động bao gồm các lớp tập huấn về nông nghiệp sinh thái; các lớp tập huấn về kỹ năng lãnh đạo cho các thanh niên nông thôn; hội thảo trực tuyến về nông nghiệp sinh thái và thanh niên; các hoạt động triển lãm hạt giống; các buổi đạp xe diễu hành; các phái đoàn cứu trợ cho các nông dân di cư; các lễ hội ngày mùa và trao đổi kiến thức của người dân bản địa; tổ chức các xưởng làm vườn tại nhà; biểu tình phản đối các đồn điền; các buổi thảo luận mang tính truyền thông, giáo dục cấp thôn bản; biểu tình phản đối dự luật chống lại nông dân; một diễn đàn về lương thực và quyền của nông dân; các phong trào trồng lúa và kê truyền thống do thanh niên lãnh đạo; và một hội nghị của sinh viên, và nhiều hoạt động khác.
Vào ngày 14 tháng 10, PANAP sẽ tổ chức buổi ra mắt trực tuyến cuốn sách “Đại dịch đói: Khẳng định các quyền của người dân trong bối cảnh COVID-19”. Vào ngày 15/10 – Ngày Quốc tế Phụ nữ nông thôn, sẽ có các lễ hội về phụ nữ nông thôn ở các địa phương và hoạt động Phụ nữ Nông thôn chia sẻ trực tuyến do Liên minh Phụ nữ Nông thôn khu vực Châu Á tổ chức. Chiến dịch 16 ngày Hành động sẽ đạt đỉnh vào ngày 16 tháng 10 với Lễ hội điện tử #Khaokhátđổithay của nông dân, một chương trình diễu hành trực tuyến kéo dài 13 giờ đồng hồ để hưởng ứng “Ngày đói nghèo thế giới” cùng với Liên Minh Chủ quền Lương thực của Nhân dân (PCFS) và Liên minh Nông dân Châu Á (APC).
Được khởi xướng bởi Liên minh Nông dân Châu Á (APC), Ngày Đói Nghèo thế giới là đối trọng của các nhà vận động ủng hộ chủ quyền lương thực với Ngày Lương thực Thế giới để kỷ niệm ngày thành lập của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) vào 16 tháng 10 hàng năm.
Một chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội sử dụng các thẻ gắn (hastags) #Nôngnghiệpsinhthái, #Khaokhátđổithay và #Lươngthựcvàcácquyền sẽ nêu bật những nhu cầu của người dân nông thôn thông qua chiến dịch 16 ngày hành động toàn cầu.
Các tổ chức đối tác tham gia chiến dịch năm nay bao gồm: Trung tâm Nghiên cứu về Kiến thức Bản địa của Bangladesh hoặc BARCIK; Instituto Politekniko Tomas Katari (Bolivia); Liên minh Cộng đồng Nông dân Campuchia hoặc CCFC; Khoj Society for People’s Education (Pakistan); MTKP (Guatemala); Hiệp hội Giáo dục và Phát triển Nông thôn SRED, Kudumbam, và Andhra Pradesh Vyavsaya Vruthidarula Union hay APVVU (India); SERUNI (Indonesia); Diễn đàn Nông dân quy mô nhỏ Đông và Nam Phi hoặc ESAFF (Kenya); Tenaganita và ARROW (Malaysia); Trung tâm Phục hồi Chức năng cho Phụ nữ hoặc WOREC (Nepal); Phong trào Nông dân của Philipines hoặc KMP, Liên minh Công nhân Nông nghiệp hoặc UMA, Liên minh Nghệ sĩ vì Cải cách Ruộng đất và Phát triển Nông thôn hoặc SAKA, MASIPAG, Amihan, Gabriela, và Kadamay-Pandi (Philippines); Liên Minh Phụ nữ Quốc gia Vikalpani (Sri Lanka); Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (Việt Nam); Thanh niên tình nguyện vì Môi trường hoặc JVE (Bờ Biển Ngà); PAN Châu Phi (Senegal); Diễn đàn Xã hội Zambia; Thanh niên hành động vì Chủ quyền Lương thực; Liên minh Phụ nữ Nông thôn Châu Á; Liên minh Nhân dân về Chủ quyền Lương thực; Liên minh Nông dân Châu Á; và PAN Bắc Mỹ.